Lời răn dạy của đức phật

16:56

13 lời răn dạy hay nhất về tình yêu đôi lứa trong Đạo Phật
anh-cuoi-cua-doi-vo-chong-gia-phunutoday.vn

 Tình yêu luôn được nhắc đến trong những lời răn dạy của Đạo Phật  

1. Bạn có thể có tình yêu nhưng đừng nên dính mắc, vì chia ly là lẽ tất nhiên.
2. Mỗi một vết thương đều là một sự trưởng thành.
3. Hận thù người khác là một mất mát lớn nhất đối với mình.
4. Tình chấp là nguyên nhân của khổ não, buông tình chấp mới được tự tại.
5. Thời gian sẽ trôi qua, để thời gian xóa sạch phiền não của bạn.
6. Quảng kết chúng duyên, chính là không làm tổn thương bất cứ người nào.
7. Có lòng thương yêu vô tư thì sẽ có tất cả.
8. Đến là ngẫu nhiên, đi là tất nhiên. Cho nên bạn cần phải “Tùy duyên mà hằng bất biến, bất biến mà hằng tùy duyên”.
9. Chỉ cần đối diện với hiện thực, bạn mới vượt qua hiện thực.
10. Người không biết yêu mình thì không thể yêu được người khác.
11. Cảm ơn đời với những gì tôi đã có, cảm ơn đời những gì tôi không có.
12. Nhân quả không nợ chúng ta thứ gì, cho nên xin đừng oán trách nó. Tình yêu không nợ chúng ta điều gì, nên đừng đổ tội cho nó.
13. Sở dĩ người ta đau khổ chính vì mãi đeo đuổi những thứ sai lầm.
Đạo Phật nói về tình yêu đôi lứa của thời hiện đại
5-1463717818935

Phật dạy: phải chạm mặt nhau 500 lần ở kiếp trước mới đổi lại 1 cái lướt qua nhau ở kiếp này  

Trong một luôn chứa cái tất cả. Cũng như hoa sen được làm bởi những yếu tố phi hoa sen. Nước, không khí, ánh nắng mặt trời, khoáng chất hay bùn cũng đều không phải là hoa sen, nhưng nếu không có chúng thì không có cái gọi là hoa sen. Chỉ cần một yếu tố trong đó không có mặt thì hoa sen cũng không thể có mặt. Có thể nói chẳng có gì là hoa sen cả, hoa sen chẳng qua chỉ là sự tập hợp của những yếu tố không phải hoa sen. Thế nên, nếu hoa sen biết rõ sự thật này thì hoa sen sẽ không thấy mình là đặc biệt, là đáng tự hào hay kiêu ngạo. Hoa sen sẽ tôn trọng và yêu thương những gì làm ra nó. Hoa sen không vun vén quyền lợi cho cái tôi riêng biệt nào của hoa sen cả.
1

Phật dạy rằng tình yêu là có duyên có số, vô duyên không thể cưỡng cầu 

Kinh tế hay tình yêu cũng vậy, cũng không phải là một cái gì đó riêng biệt. Kinh tế được làm bởi những yếu tố phi kinh tế và tình yêu cũng được làm bởi những yếu tố phi tình yêu. Kinh tế không thể đứng vững khi những yếu tố không phải là kinh tế như chính trị, văn hóa, xã hội, tôn giáo… bị lung lay; tình yêu cũng không thể tồn tại khi những yếu tố có vẻ như không có liên quan gì đến tình yêu như sức khỏe, trí tuệ, lý tưởng, niềm tin… bị suy sụp. Vậy nên khi ta quan tâm những yếu tố phi kinh tế hay phi tình yêu, thì cũng tức là ta đang làm kinh tế hay nuôi dưỡng tình yêu.
Yêu nhau mà suốt ngày chỉ quấn chặt vào nhau chứ chẳng quan tâm gì đến những mối liên hệ xung quanh hay bất cứ những giá trị cơ bản nào khác của một sự sống cân đối, thì ta đã tự cô lập tình yêu của mình rồi. Ta không biết nuôi dưỡng những yếu tố phi tình yêu thì cũng tức là ta đang hủy diệt chính tình yêu của mình. Cho nên, Đức Phật khuyên chúng ta nên thực tập giới, giữ lằn ranh không thể vượt qua, chỉ nên trao thân với người đã thực sự là vợ hay chồng của mình, người mà mình đã thực sự thấu hiểu và sẵn sàng chia sớt những khó khăn và cả những nguyện vọng lớn lao trong cuộc đời với mình. Nếu không, tình yêu sẽ rất dễ giới hạn trong nhục dục, và ta sẽ chịu đau đớn dai dẳng khi mình không giữ được người đó. Giữ giới chính là giữ gìn cho nhau.
nhung-loi-phat-day-ve-tinh-yeu-doi-lua-phunutoday.vn

  Đức Phật dạy chúng ta vè chữ duyên, chữ nợ trong tình yêu 

Đức Phật thường đề cập đến 4 chất liệu chính của tình thương chân thật: từ, bi, hỷ và xả. Từ (maitri) là khả năng hiến tặng những gì đem tới giá trị hạnh phúc đích thực cho đối tượng thương yêu; bi (karuna) là khả năng chia sớt những khó khăn hay nỗi khổ niềm đau; hỷ (mudita) là khả năng khuyến khích và nâng đỡ những cái hay cái đẹp hay ước vọng; xả (upeksha) là khả năng bao dung và buông bỏ những yếu kém hay lầm lỡ của người mình thương. Bốn khả năng này nếu luyện tập thì có thể mở rộng tới mức không biên giới, yêu thương mà không điều kiện, thì gọi là tứ vô lượng tâm. Yêu thương bấy giờ không còn là nhu yếu của bản ngã, mà vì đối tượng.
Theo khám phá mới nhất các nhà thần kinh học ở Mỹ, thì sự quan tâm (caring) hay chia sớt là trạng thái hạnh phúc cao nhất của con người. Nó đứng trước cả sự hài lòng (contentment) và bình yên nội tại (inner peace). Trong vị trí xếp hạng này hoàn toàn không có chỗ đứng cho sự thỏa mãn (satisfaction) hay sự hưng phấn (excitement) - định nghĩa về hạnh phúcxưa cũ của nền văn minh nhân loại. Tóm lại, sự vị tha đem lại hạnh phúccho con người gấp bội lần sự vị kỷ.


Vạch trần 5 loại người đểu giả bạn cần tránh càng xa càng tốt

Những kẻ hai mặt
21

 Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Đó chính là những người bản chất ngụy quân tử thì tốt nhất không nên kết giao. Người này miệng nam mô bụng bồ dao găm, vì thế bạnđừng dại gì mà dây vào.
Những người ăn bám
Cổ nhân đã từng khuyên bảo những người ăn không ngồi rồi, nhàn cư vi bất thiện sẽ là những người vô cùng nguy hiểm. Bản chất thực sự của kẻ ăn bám là rất nhụt chí, không có hướng phấn đấu gì. Bởi vậy, nếu bạn kết giao với họ thì rất dễ bị lung lay và ảnh hưởng đến công việc. Đặc biệt nếu bạn đang xây dựng cho mình một kế hoạch phát triển bản thân thì hãy tìm cách tránh xa họ.
Những kẻ ngồi lê đôi mách
Nhiều chuyện, ngồi lê đôi mách, thích bàn tán chuyện "thiên hạ" không phải của mình. Những người như vậy sẽ dễ dàng tạo thành khoảng cách, gây thị phi, tổn hại cho người khác bằng câu chuyện chưa rõ đúng sai.
Bên cạnh đó, họ cũng không biết đến sự tổn thương mình có thể gây ra cho người khác. Một kẻ có tính hay đưa chuyện sau lưng sẽ tạo ra môi trường làm việc tiêu cực, giống như "bệnh ung thư" trong doanh nghiệp. Vì vậy bạn hãy tránh càng xa càng tốt.
Những kẻ luôn cho mình là "bách khoa toàn thư", cao ngạo
22

 Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Đó là những kẻ không bao giờ chịu lắng nghe và lúc nào cũng cho rằng bản thân không phải làm vậy, chuyện gì cũng cho rằng mình đúng. Họ nghĩ mình là người biết tất cả mọi thứ. Họ cũng gây cho đồng nghiệpnhiều phiền toái trong cuộc sống. 
Bên cạnh đó, tự tin với ngạo mạn cũng cần được phân biệt. Người tự tin truyền cảm hứng cho đồng nghiệp, trong khi kẻ tự mãn khiến người khác khó chịu. Trong môi trường kinh doanh, những người này khiến đồng nghiệp cảm thấy không thoải mái và khó chịu.
Người trốn tránh
Những người này rất ít khi tự nhận trách nhiệm về mình. Khi họ chót sai sót thì họ nhẫn tâm chỉ tay vào người khác và không bao giờ chịu thừa nhận mình là người có lỗi. Đặc biệt trong công việc bạn không nên kết giao với loại người này. Vì bạn rất dễ bị phản bội.
Sự thật, cuộc sống không thể tránh khỏi có những mặt đối lập và những kiểu người này chắc chắn vẫn luôn hiện diện đâu đó trong xã hội. Chính vì vậy, bản thân mỗi người cần học cách phân biệt và độc lập với ảnh hưởng của họ để không phạm sai lầm và tập trung cho ước mơ của mình.


Hãy cũng đọc câu chuyện sau đây:
Có một tỷ phú sống trong căn biệt thư xa hoa. Nhưng một ngày kia mắc bệnh hiểm nghèo, ông chợt nhận ra rằng tất cả những gì là danh vọng, tiền tài và vật chất, thực ra đều hư vô như mây khói.
Vì lo sợ sẽ không sống được bao lâu nữa, ông bèn tìm đến một vị danh y để xin lời khuyên. Sau khi bắt mạch, danh y nói với ông rằng: “Bệnh của ông ngoài cách này ra thì không thuốc nào có thể chữa khỏi. Tôi sẽ kê cho ông ba đơn thuốc, ông cứ theo đó mà làm, hết đơn thứ nhất thì chuyển sang đơn tiếp theo.”
loi phat day 1
Vị tỷ phú về nhà, trong lòng phấp phỏng hy vọng. Ông lấy đơn thuốc đầu tiên ra và đọc: “Hãy đến một bãi biển và nằm đó khoảng 30 phút, làm liên tục như vậy 21 ngày.” Mặc dù thấy khó hiểu, nhưng ông vẫn quyết định ra bờ biển. Ông lang thang một vòng rồi ngả lưng nằm trên bãi cát.
Bất chợt một cảm giác nhẹ nhàng và khoan khoái vô cùng bao trọn thân thể ông. Vì trước đây công việc bận rộn nên ông không có cơ hội nghỉ ngơi. Nay ông có thể tĩnh tâm lại để lắng nghe tiếng gió thổi vi vu, tiếng sóng biển rì rào hòa lẫn với tiếng kêu thánh thót của đàn hải âu gọi bầy… Trái tim ông bỗng thổn thức, chưa bao giờ ông có được cảm giác thoải mái như bây giờ.
Ngày thứ 22, ông mở đơn thuốc thứ hai, trong đó viết: “Hãy tìm 5 con cá hoặc tôm rồi thả chúng xuống biển, liên tục như vậy trong 21 ngày.” Trong lòng ông đầy rẫy những băn khoăn, nhưng vẫn cặm cụi đi mua tôm cá rồi thả chúng ra biển. Ngắm nhìn từng con vật bé nhỏ được trở về với biển khơi, trong lòng ông không nén nổi nỗi xúc động.
Ngày thứ 43, ông đọc đơn thuốc thứ ba: “Tìm một cành cây và viết những điều khiến ông cảm thấy không hài lòng lên bãi cát.” Nhưng khi ông vừa viết xong, thủy triều lại cuốn tất cả xuống biển. Ông lại viết, sóng lại cuốn đi, lại viết, lại cuốn đi, rồi lại viết, và lại cuốn đi… ông bật khóc nức nở vì chợt hiểu ra tất cả. Khi về nhà ông cảm thấy toàn thân nhẹ nhàng, tinh thần chưa bao giờ thoải mái và tự tại đến thế, thậm chí ông cũng không còn sợ cái chết nữa.
Từ câu chuyện trên chúng ta có thể rút ra 3 bài học cuộc đời như sau:
Thứ nhất: Nghỉ ngơi
Thứ hai: Cho đi
Thứ ba: Buông xuống
Nghỉ ngơi đúng lúc - Sống đơn giản cho đời thanh thản
Phật giáo cho rằng, trong xã hội này có hai loại người. Một là quá tham lam, mong muốn và theo đuổi sự thành công, mong muốn kiếm tiền, ham muốn sao cho mình không ngừng vươn xa hơn nữa. Còn loại người thứ hai sống không có mục đích, không có chí tiến thủ.
Nhưng ta cần nhận thức rõ rằng, biết đủ sẽ cảm thấy vui, theo đuổi những thứ viển vông bằng mọi giá sẽ khiến cuộc sống bạn luôn áp lực.
Người thông minh là người biết nên làm và nên nghỉ ngơi hợp lý. Càng sống đơn giản cuộc sống của chúng ta càng an nhiên.
Con người sống biết cho đi
Cho đi không toan tính mới là cách khiến chúng ta bồi dưỡng tinh thần, nuôi dưỡng lòng từ bi tuyệt vời nhất. Khi ta cho mà không có sự tính toán thì sự cho ấy mới là cao thượng nên ta sẽ nhận được sự an lạc, hạnh phúc.
Học cách buông đúng lúc
Nếu như con người biết buông xả trong đời sống hiện tại. Buông đi những lợi danh, buông đi những hận thù chấp nhặt. Đồng thời xả đi những mưu cầu tính toán cho bản thân, xả đi những “tham – sân – si” trong cuộc sống thường nhật thì sẽ tự tìm thấy cho mình niềm an vui và thanh thản trong tâm hồn.
Bởi khi biết buông xả thì tâm ta mới trong sáng để vượt qua những cám dỗ của tham, sân, si, của mạn nghi ác kiến để rồi nhìn thấy niềm vui xung quanh ta.
Tham lam là một liều thuốc độc, và dục vọng là con dao hai lưỡi. Hãy trân trọng những gì bạn đang có, bạn sẽ thấy rằng bản thân mình là người giàu có nhất trên cõi đời này.

You Might Also Like

0 nhận xét